Chắc hẳn rằng đã có nhiều người đã nghe đến cụm từ giám định ADN rất nhiều, tuy nhiên, chưa chắc họ đã hiểu hết ý nghĩa của cụm từ này. Chính vì thế mà chúng tôi sẽ giúp cho bạn hiểu rõ được những điều cần biết về giám định ADN thông qua bài viết dưới đây.
ADN là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần phải biết thế nào là ADN. ADN đó là Axit DeoxyriboNucleic, nó tồn tại trong nhân tế bào, nhiễm sắc thể để lưu trữ thông tin di truyền của con người và sinh vật. Một đoạn ADN sẽ mang thông tin di truyền (gen) với một nửa được thừa hưởng từ bố và nửa kia sẽ được thừa hưởng của mẹ.
Có mấy loại giám định ADN?
Hiện nay, giám định ADN có 2 loại đó là: giám định để xác định mối quan hệ huyết thống và giám định pháp y.
+ Giám định để xác định mối quan hệ huyết thống
Giám định ADN là phân tích và so sánh đoạn ADN đã tách chiết được từ tế bào trong cơ thể như máu, mô, chân tóc, tinh dịch hay dấu vết sinh học có chứa ADN đã để lại trên hiện trường … nhằm truy tìm tung tích nạn nhân, thủ phạm hay xác định quan hệ huyết thống. Dịch vụ kiểm tra ADN xác định quan hệ huyết thống là xác định lại xem có đúng người con nhận được gen di truyền từ người bố, người mẹ nghi vấn hay không.
+ Giám định pháp y
Phương pháp giám định AND với mục đích xác định huyết thống trong những vụ việc dân sự, hình sự, danh tính của hài cốt liệt sĩ, mồ mả bị thất lạc, những nạn nhân bị chết trong các trân thiên tai, thảm họa hoặc với mục đích xin thị thực di dân.
Giám định bằng mẫu gen nào chính xác nhất
Hiện nay, người ta có thể tiến hành giám định ADN bằng cách sử dụng những loại tế bào như máu, mô, móng tay, móng chân, xương, răng, chân tóc, cuống rốn, tế bào niêm mạc,…. Tất cả các xét nghiệm với những loại tế bào này đều cho ra cùng một độ chính xác như nhau bởi tất cả các tế bào của cùng 1 cơ thể sẽ là cùng một loại ADN.
Có thể nói rằng loại mẫu nào khi giám định ADN cũng đều cho kết quả chính xác. Nhưng sự khác biệt giữa các mẫu đó là khâu tách chiết ADN. Những mẫu khác nhau thì sẽ có một quy trình tách chiết khác nhau.
Thủ tục xin giám định ADN như thế nào?
Khi muốn sử dụng dịch vụ kiểm tra AND, người đề nghị phải có đơn xin giám định AND (theo mẫu) trong đó sẽ phải có chữ ký của người yêu cầu giám định.
Nếu như giám định trực tiếp tại những cơ sở y tế thì người được lấy mẫu sẽ phải ký vào đơn đề nghị, trong trường hợp là trẻ em thì người giám hộ hoặc cha mẹ sẽ phải ký vào mẫu này.
Nếu như người đề nghị giám định ADN tự mang mẫu đến yêu cầu giám định thì sẽ phải làm đơn đề nghị và tự mình chịu trách nhiệm về tính các thực của mẫu ADN mà mình mang đến.