Một số điều cần biết về giám định hình sự hiện nay

13

Giám định kỹ thuật hình sự là một lĩnh vực giám định tư pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là biện pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Công an, do giám định viên Tư pháp về Kỹ thuật hình sự thực hiện tại Cơ quan giám định kỹ thuật hình sự, hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án, dựa trên cơ sở kiến thức chuyên môn về Kỹ thuật hình sự và các ngành khoa học khác có liên quan, sử dụng các phương tiện giám định chuyên dụng và các phương pháp giám định phù hợp, để nghiên cứu, xem xét và đưa ra kết luận có tính khoa học trả lời các yêu cầu giám định, phục vụ công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.
Tại Điều 3, Thông tư số 33/2014/TT-BCA ngày 5/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an“Quy định về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự” quy định về giám định viên kỹ thuật hình sự. Tương ứng với quy định này, hiện tại có 10 lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự được triển khai, gồm Giám định dấu vết đường vân; Giám định tài liệu; Giám định dấu vết cơ học; Giám định súng, đạn; Giám định hóa học; Giám định sinh học; Giám định cháy, nổ; Giám định kỹ thuật; Giám định âm thanh; Giám định kỹ thuật số và điện tử. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi giới thiệu chung về các lĩnh vực giám định đến bạn đọc.
1. Giám định dấu vết đường vân
Lòng bàn tay, đầu các ngón tay và gan bàn chân con người có các đường nổi da gọi là đường vân tay, vân chân. Do cấu tạo thành phần của mồ hôi, con người cầm nắm, đi đứng đã để lại dấu vết vân tay và dấu vết vân chân. Dấu vết vân tay, vân chân của con người có đặc tính cơ bản là tính riêng biệt, tính ổn định về hình thức và tính phục hồi. Dựa vào các tính chất đó, nhất là tính riêng biệt mà qua giám định vân tay, vân chân có thể truy nguyên con người cụ thể. Nói cách khác, giám định đường vân có thể kết luận chính xác con người đã để lại loại dấu vết đó ở hiện trường vụ việc mang tính hình sự; xác định lai lịch của người chết chưa rõ tung tích; xác định người bị mất tích và người có liên quan khác…
2. Giám định tài liệu
Tài liệu thường được giám định gồm chữ viết, chữ in, ký hiệu, hình dấu, con dấu, hình họa… trên tài liệu; chất liệu tạo ra chữ và tài liệu; phương tiện in ấn nhằm giải quyết các vấn đề của truy nguyên liên quan đến vụ việc có tính chất hình sự. Khoa học hình sự nghiên cứu phân chia giám định tài liệu thành hai nhóm là giám định chữ viết, chữ ký và giám định kỹ thuật tài liệu.
Chữ viết, chữ ký phản ánh thói quen của người viết, phản ánh thông qua các đặc điểm đặc trưng riêng biệt và ổn định tương đối trên bản viết. Giám định chữ viết, chữ ký được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống đặc điểm đó để truy nguyên ra người đã viết, đã ký trên các tài liệu. Giám định chữ viết tay có liên quan đến các vụ việc mang tính hình sự (như thư nặc danh, thư tống tiền, tài liệu tờ rơi có nội dung phản động, chứng từ, hợp đồng kinh tế,…). Giám định chữ ký trên các tài liệu, giấy tờ liên quan đến vụ việc mang tính hình sự (như trên các chứng từ, hoá đơn, giấy biên nhận,…)
Giám định kỹ thuật tài liệu để xác định phương pháp, công nghệ tạo ra ấn phẩm và truy nguyên chế bản, phương tiện tạo ra ấn phẩm, xác định bộ phận ấn phẩm bị sửa đổi, phương pháp sửa đổi, nội dung nguyên thuỷ của ấn phẩm bị sửa đổi. Giám định kỹ thuật tài liệu nghiên cứu các tài liệu đánh máy do máy chữ, máy vi tính, phương tiện khác tạo ra; hình dấu, con dấu; ấn phẩm; tài liệu giả mạo hoặc nghi giả mạo. Giám định kỹ thuật tài liệu được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống các đặc điểm tồn tại trên ấn phẩm để truy nguyên phương tiện, kỹ thuật làm ra tài liệu (máy đánh chữ, máy in); xác định tuổi của tài liệu; xác định các chất như keo, hồ dán, mực; khôi phục nội dung của tài liệu bị đốt cháy, phủ mực, xé vụn, phai mờ, viết thêm, tẩy, xoá; xác định phương thức thủ đoạn làm giả tài liệu và phương pháp tạo ra ấn phẩm.
3. Giám định dấu vết cơ học
Dấu vết cơ học được hình thành do sự tác động lực cơ học giữa các chất rắn với nhau. Dấu vết cơ học rất đa dạng, có thể tồn tại dưới dạng dấu vết hằn (lõm), dấu vết in, dấu vết cắt, dấu vết trượt. Hiện trường vụ việc mang tính hình sự thường xuất hiện những dấu vết cơ học, như: Dấu vết khoá, dấu vết khớp, dấu vết công cụ cắt… Dấu vết cơ học tồn tại trên vật mang dấu vết, phản ánh đặc điểm, thuộc tính bề mặt phần tiếp xúc của đối tượng gây vết. Giám định dấu vết cơ học, trên cơ sở nghiên cứu hệ thống các đặc điểm chung, đặc điểm riêng của dấu vết cơ học để truy nguyên công cụ, phương tiện tạo ra dấu vết đó. Ví dụ: Giám định dấu vết hằn trên bề mặt vật mang vết để truy nguyên ra vật gây vết hằn đó; Giám định dấu vết cắt truy nguyên ra chiếc kìm, chiếc kéo đã tạo ra dấu vết ở hiện trường.
4. Giám định súng, đạn
Giám định súng đạn có nhiệm vụ nghiên cứu súng, đạn, dấu vết do súng để lại trên đầu đạn, vỏ đạn và dấu vết để lại trên vật cản khi bắn tạo ra. Nghiên cứu giám định dấu vết súng đạn nhằm truy nguyên khẩu súng đã bắn ra các đầu đạn, vỏ đạn ở hiện trường; xác định tầm bắn, hướng bắn và tình trạng kỹ thuật của súng. Nghiên cứu hệ thống đặc điểm ở dấu vết của đường khương tuyến để lại trên đầu đạn thu được ở hiện trường, bằng phương pháp so sánh ghép khớp với dấu vết của đường khương tuyến trên đầu đạn bắn thực nghiệm rút ra kết luận các đầu đạn đó có được bắn ra từ một khẩu súng hay không. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm dấu vết của súng để lại trên vỏ đạn khi bắn, như: Dấu vết của kim hỏa, dấu vết mặt khóa nòng, mép băng tiếp đạn, dấu vết móc vỏ đạn, hất vỏ đạn, dấu vết cửa thoát vỏ đạn để truy nguyên khẩu súng đã bắn vỏ đạn đó. Nghiên cứu các dấu hiệu, yếu tố phụ, dấu vết hình thành trên vật cản khi bắn để xác định tầm bắn, hướng bắn. Nghiên cứu kỹ thuật hiện trạng của khẩu súng, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định tình trạng kỹ thuật khẩu súng liên quan trong vụ việc mang tính hình sự.

5. Giám định hoá học
Giám định hoá học là lĩnh vực giám định ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại và các phương tiện kỹ thuật có độ chính xác cao để phân tích cấu trúc hoá học, xác định thành phần định tính, định lượng của các chất có liên quan trong vụ việc mang tính hình sự. Giám định hoá học dựa trên cơ sở tính chất lý học, hoá học của các chất có ở dấu vết để xác định bản chất hoá học của dấu vết và nguồn gốc của dấu vết.
Hiện nay, giám định hoá học có khả năng phân tích giám định các dấu vết, mẫu vật thuộc các loại sau: Hoá chất công nghiệp (sơn, chất màu,…); nhiên liệu (xăng, dầu); các chất bôi trơn, chất dung môi, đất đá, quặng, đá quý, kim loại, hợp kim; các loại thuốc chữa bệnh cho người và gia súc; chất bảo vệ thực vật, phân bón; lương thực, thực phẩm, nước giải khát, rượu bia; các hoá chất độc…
6. Giám định sinh học
Dấu vết sinh vật, như: Dấu vết máu, nước bọt, tinh dịch, lông, tóc, xương, thịt, các bộ phận của cơ thể người, động vật, các vật phẩm lấy từ người, động vật, thực vật … Dấu vết sinh vật là dấu vết có nguồn gốc từ con người, động vật, thực vật xuất hiện trong các vụ việc mang tính hình sự. Giám định dấu vết sinh vật căn cứ vào tính chất lý, hoá và tính chất sinh học của dấu vết để xác định bản chất sinh học của dấu vết và nguồn gốc của dấu vết sinh vật. Giám định dấu vết sinh vật có nhiệm vụ nghiên cứu phân tích các dấu vết, mẫu vật là các cá thể sinh vật để truy nguyên nhóm hoặc cá thể sinh vật có liên quan đến vụ việc mang tính hình sự.
7. Giám định cháy, nổ
Sự cháy xuất hiện và phát triển cần phải có đủ ba điều kiện là chất cháy, ôxy và nguồn nhiệt. Dấu vết cháy là tất cả những hiện tượng, đặc điểm và sự biến đổi vật chất hình thành trong quá trình cháy. Mỗi dấu vết cháy đặc trưng được tạo thành đều có nguồn gốc ban đầu là những sản phẩm của quá trình cháy. Nghiên cứu giám định dấu vết cháy để xác định vật chất ban đầu tham gia quá trình cháy, xác định vùng cháy đầu tiên, diễn biến của quá trình cháy, cường độ cháy; xác định chất cháy, nguồn nhiệt gây cháy và nguyên nhân vụ cháy.
Nổ là sự giải thoát cực nhanh một năng lượng lớn và một khối lượng lớn chất khí. Nổ xảy ra trong thực tế rất đa dạng, như: Nổ vật lý, nổ hoá học. Khi xảy ra vụ nổ đều xuất hiện các phản ánh vật chất tại nơi nổ, đó chính là dấu vết của vụ nổ. Dấu vết nổ là tất cả các đặc điểm, hiện tượng và sự biến đổi vật chất hình thành trong quá trình nổ. Nghiên cứu dấu vết nổ giúp xác định vật nổ, vùng và điểm nổ, diễn biến của quá trình nổ, nguyên nhân gây nổ, xác định tính năng tác dụng của vật nổ.
8. Giám định kỹ thuật
Giám định kỹ thuật là quá trình giám định viên sử dụng phương pháp, phương tiện, kiến thức chuyên môn đưa ra kết luận về nguyên nhân, điều kiện xảy ra sự cố hư hỏng máy móc, thiết bị, công trình xây dựng nhà, cầu, đường… Giám định kỹ thuật dựa trên cơ sở các thông tin thể hiện trên các hồ sơ tài liệu về lý lịch của máy móc, thiết bị, công trình bị sự cố, nhật ký vận hành sử dụng máy móc và các phản ánh vật chất để lại nơi xảy ra sự cố như hệ thống dấu vết rạn, nứt, vỡ… tồn tại ở máy móc, thiết bị, hiện trường nơi xảy ra sự cố.
9. Giám định âm thanh
Giám định âm thanh là sử dụng kiến thức chuyên môn khoa học kỹ thuật và các thiết bị kỹ thuật công nghệ trên các lĩnh vực ngôn ngữ học, ngữ âm học, vật lý học, sinh vật học và tin học nhằm khai thác thông tin từ âm thanh trong băng từ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ việc mang tính hình sự.
Âm thanh trong các băng từ gồm: Giọng nói, tiếng động, tiếng ồn, nhiễu trong đó nghiên cứu giám định giọng nói là chính. Giám định âm thanh là một lĩnh vực giám định Kỹ thuật hình sự nhằm truy nguyên con người, phương tiện ghi nhận âm thanh. Trên cơ sở nghiên cứu về cường độ, trường độ, đặc trưng của âm thanh để truy nguyên ra con người, vật thể đã phát ra tiếng động. Giọng nói của mỗi người có bản sắc riêng nhờ đó phân biệt các giọng nói khác nhau, do vậy giám định giọng nói có thể rút ra các kết luận truy nguyên con người cụ thể. Kết quả giám định âm thanh phụ thuộc vào chất lượng của máy móc phương tiện và phương pháp thu âm.
10. Giám định kỹ thuật số và điện tử
Từ những thiết bị thu được trong những vụ việc có sử dụng công nghệ cao, các giám định viên sẽ tiến hành giám định kỹ thuật số và điện tử để nghiên cứu, phân tích các dữ liệu số được lưu giữ trong các thiết bị điện tử. Dữ liệu số là các thông tin (ký tự, hình ảnh, âm thanh,…) sử dụng trên máy vi tính, được lưu trữ dưới dạng nhị phân “0” và “1”. Dữ liệu số có thể được lưu trữ ở các thiết bị điện tử, kỹ thuật số, chúng có thể bị sao chép, xóa, làm ẩn,…

THAM KHẢO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁM ĐỊNH CHỮ KÝ, CHỮ VIẾT

NGHIÊN CỨU CHỮ VIẾT, CHỮ KÝ

  1. Một số kiến thức cơ bản về chữ viết, chữ ký
  2. Phương pháp giám định chữ ký để xác định ra người ký
  3. Một số thủ đoạn giả mạo chữ ký phổ biến và đặc điểm nhận biết:
  • Cố ý thay đổi chữ ký của mình
  • Tự tạo ra chữ ký của người khác
  • Bắt chước chữ ký của người khác

–   Chữ ký giả bằng đồ tô qua ánh sánh ngược, giấy than…

–   Dấu chữ ký (chữ ký tạo ra bằng con dấu)

–   Giả chữ ký bằng kỹ thuật (in, photocopy…)

 

NGHIÊN CỨU HÌNH DẤU

  1. Một số kiến thức cơ bản về con dấu, hình dấu
  2. Phương pháp giám định hình dấu để xác định con dấu
  3. Một số thủ đoạn tạo hình dấu giả và đặc điểm nhận biết

–   Tạo dấu giả bằng in phun màu

–   Tạo dấu giả bằng in lase màu, photocopy màu

–   Tạo dấu giả bằng in lưới

–   Tạo dấu giả bằng con dấu giả…

 

THỦ ĐOẠN LÀM TÀI LIỆU GIẢ

  1. Giả từng phần tài liệu

– Giả chữ ký, hình dấu

– Điền thêm, ghép, sửa chữa nội dung trên tài liệu thật

– Sửa chữa, ghép nội dung

– Tẩy xóa nội dung tài liệu (tảy xóa toàn phần và tảy xóa từng phần tài liệu)

– Thay trang tài liệu

– Thay ảnh

– Tạo hình dấu giả trên ảnh và dấu giáp lai

– Chụp ảnh, ghép làm giả tài liệu

  1. Giả toàn phần tài liệu

– Giả phôi (chất liệu)

– Giả phương pháp in tài liệu

– Ngoài nội dung trình bày ở trên, giảng viên sẽ giới thiệu những tài liệu phổ biến đang bị tội phạm làm giả như: Chứng minh thư nhân dân, sổ đỏ, sổ tích kiệm, hộ chiếu, đăng ký xe, đăng kiểm mô tô, ô tô, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, giấy tờ Hải Quan, chứng minh nguồn gốc nhập khẩu xe… và đưa ra những vụ án thực tế liên quan đến tài liệu giả.

Từ khóa:giám định chữ viết,giám định chữ ký giám định tuổi mực,giám định giấy tờ giả,giám định tuổi mực được không,có giám định được tuổi mực không,chi phí giám định tuổi mực,giám định tuổi của mực in,công nghệ giám định tuổi mực,mẫu giám định chữ ký