Một nghiên cứu mới cho thấy các bậc cha mẹ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành qua gen của họ chứ không thông qua chế độ ăn uống và lối sống của gia đình.Bệnh tim được di truyền qua DNA chứ không phải do lối sống của bệnh nhân.
Có khoảng 40- 60% trẻ em có cha mẹ mắc bệnh tim có khả năng phát triển bệnh tương tự, việc lớn lên trong một gia đình có lối sống không lành mạnh không ảnh hưởng nhiều đến khả năng mắc bệnh này.
Mặc dù trẻ em có cha mẹ bị tình trạng này được cho là có nguy cơ bị bệnh cao hơn, nhưng trước đây chưa có chứng minh nào cho thấy điều này là do di truyền hay vì chúng áp dụng lối sống không lành mạnh tương tự như cha mẹ chúng. Nhưng một nghiên cứu với hơn 80.000 đàn ông và phụ nữ đã được nhận làm con nuôi cho thấy khả năng lây bệnh do di truyền nhiều hơn là do tiếp xúc.
Các bác sĩ cho biết hút thuốc lá, ăn thực phẩm không lành mạnh và không tập thể dục vẫn đóng một vai trò quan trọng trong khả năng bị bệnh tim nhưng nguy cơ di truyền bệnh của gia đình dựa trên DNA chứ không phải do lối sống.
Thụy Điển là nơi hầu hết các cư dân được đăng ký dữ liệu chăm sóc y tế toàn quốc, các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund đã so sánh các hồ sơ y tế của những người được nhận làm con nuôi với cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi của họ. Họ phát hiện ra rằng 60% những người được nhận làm con nuôi có cha hoặc mẹ ruột bị bệnh tim có cơ hội bị bệnh cao hơn so với người bình thường.
Ngược lại, lớn lên trong một gia đình với cha mẹ nuôi bị bệnh tim cho thấy không ảnh hưởng tới đứa trẻ. Giáo sư Kristina Sundquist, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết điều này nói lên bệnh tim mang tính di truyền chứ không phải do lối sống của gia đình.Tất nhiên mọi người vẫn cần quan tâm đến lối sống của họ, nhưng nghiên cứu này cho thấy bạn không thể đổ lỗi cho lối sống không lành mạnh của gia đình dẫn tới việc con cái sẽ mắc bệnh tim.
Giáo sư Peter Weissberg, giám đốc y tế của BHF, cho biết: “Nghiên cứu này cho chúng ta biết rằng các gen là rất quan trọng nhưng dù gen của bạn ra sao thì bạn vẫn cần phải sống một cách lành mạnh.”
Chiêu Minh