Tetra, khỉ nhân bản

1

ETRA, khỉ nhân bản, có thể giúp cho sự nghiên cứu về bịnh của con người
Tetra là con khỉ nhỏ nâu (gốc miền Bắc Ấn độ) là động vật linh trưởng (người, khỉ, vượn) được nhân bản đầu tiên bằng cách dùng phương pháp tách những tế bào gốc của một phôi để làm ra nhiều con vật giống nhau.

Ðó là một kỹ thuật có thể sản xuất những sinh vật có tính di truyền giống nhau dùng trong việc nghiên cứu bệnh của người như bệnh tiểu đường và bệnh rung cơ Parkinson’s.
TETRA, khỉ nhân bản, có thể giúp cho sự nghiên cứu về bịnh của con người

Phương pháp này thường dùng cho gia súc. Một tinh trùng và một trứng được kết hợp tạo thành phôi cho phép phân cắt ra thành hai tế bào, rồi bốn, rồi tám.

Ở giai đọan phôi có 8 tế bào, nó có thể bị tách rời để tạo ra 4 phôi có hai tế bào giống y hệt nhau.

Ðó là lần đầu tiên kỹ thuật đã thành công cho khỉ.
“Ðây chỉ là một sự sinh đôi nhân tạo”, giáo sư Gerald Schatten, ở Trung tâm Nghiên cứu động vật linh trưởng địa phương Oregon tại Beaverton, US.

Kỹ thuật theo Dolly:

Trong trung tâm nghiên cứu Oregon người ta hy vọng rằng mỗi phôi được chia cắt sẽ phát triển đế giai đoạn mà chúng có thể được đưa vào bà mẹ thay thế mang cái thai bình thường. Nhưng không phải tất cả mọi phôi được tách ra đều sống. Chỉ có hai phôi được cấy trong bà mẹ thay thế và chỉ một được có thai bình thường. Tetra sinh ra sau 157 ngày.