Mọi người có thể vào trang human.brain-map.org để sử dụng những bức ảnh 3D cấu trúc gene trên não người.
Các nhà khoa học đã mất 4 năm với kinh phí lớn 50 triệu đô để vẽ nên vị trí các gên trên đại não (Ảnh:Guangming) |
Các nhà khoa học Mỹ đã vẽ thành công bức ảnh tổng hợp “bản đồ đại não” và tải những bức ảnh đó lên mạng.
Việc làm này nhằm giúp những nhà khoa học về thần kinh trên thế giới có thêm cơ sở nghiên cứu.
Những bức ảnh này được vẽ bởi các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu khoa học não Allen ở Seattle, Mỹ.
Đây là bức ảnh 3D chụp trong trạng thái bình thường nhất của 3 bộ não người hiến tạng, trong đó có hai bộ não nam giới 24 và 39 tuổi và một nửa đại não của người nam thứ ba.
Trong nhóm nhiễm sắc thể ở người có hơn 20.000 gen, trong đó khoảng 84% số gên hoạt động trên não người.
Để vẽ được những bức vẽ này, trước tiên các nhà khoa học tiến hành quét toàn bộ đại não, sau đó cắt não thành từng mẩu nhỏ rồi quét tiếp các mẩu đó, và đã ghi lại được 20.000 gên. Sau khi so sánh bản quét hai bộ não nguyên vẹn, họ phát hiện thấy cái được gọi là “biểu đồ gên di truyền”. Mục tiêu tiếp theo của họ là quét não của một người nữ nhằm so sánh sự khác biệt của não bộ giữa hai giới.
Ảnh 3D não người hiển thị gen trong kết cấu của não: hình tròn màu xanh biểu thị các gen có hoạt tính yếu, màu đỏ biểu thị khu vực gen có hoạt tính cao (Ảnh:Guangming) |
“Não là một cơ quan có kết cấu phức tạp nhất, cũng là thách thức lớn nhất khi nghiên cứu về cấu thành cấu tạo của nó. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đã quét hết tất cả các nhóm gên trên não, đó là cái mốc quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu được mối liên hệ giữa đại não và các nhóm gên, đồng thời giải mã được các bệnh thần kinh di truyền ảnh hưởng như thế nào đến đại não”, Giáo sư Seth Grant, Đại học Edinburgh, Anh là người đã giúp nhóm nghiên cứu trên hoàn thiện bản vẽ, nói:
Viện nghiên cứu ngôn ngữ học tâm lý Planck đã tuyên bố, họ sẽ dựa trên những hình vẽ này để nghiên cứu sự đối xứng giữa gene và đại não. Hiện đã có hơn 4000 ngàn nhà nghiên cứu sử dụng hình vẽ trên để làm cơ sở nghiên cứu.